Sau khi được đăng tải, bộ ảnh “Make love, not war” gặp nhiều phản ứng trái chiều.
Đối với những người yêu hòa bình, ghét chiến tranh của những năm 60-70 của thế kỷ 20, ca khúc Mind Games của ca sĩ nổi tiếng John Lennon như một thông điệp vô cùng ý nghĩa vì hòa bình nhân loại. Đặc biệt khẩu hiệu được lặp đi lặp lại trong bài hát “Make love, not war” được coi như lời tuyên bố của đông đảo nhiều giới trẻ thời bấy giờ.
Trong các phong trào phản đối chiến tranh mà đặc biệt là phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ trước khắp đường phố những tấm băng rôn, bảng biểu khẩu hiệu “Make love, not war” được hô vang như một lời tuyên thệ.
Vào những năm đầu thế kỷ 21, khi chiến tranh tại Iraq đang khiến bao gia đình phải trải qua đau đớn và mất mát, nhiếp ảnh gia Steven Meisel với 60 người khác đã cùng nhau hợp tác hoàn thành bộ ảnh mang tên ” Make love, not war”.
Bộ ảnh là sự kết hợp hoàn hảo giữ Stenven và tất cả những người bạn của ông hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật, giải trí như; người mẫu, nhà tạo mẫu tóc, thiết kế thời trang, các nghệ sĩ.
Xuất phát từ ý tưởng của những nam nữ thanh niên yêu hòa bình thế kỷ trước, Stenven và ê kíp của mình đã cho ra đời bộ ảnh và đăng trên tạp chí Vogue của Ý vào năm 2007.
Sau khi đăng tải bộ ảnh gặp khá nhiều phản ứng gay gắt của nhiều người về ý nghĩa và mục đích thực hiện bộ ảnh của Stenven và ê kíp vì có quá nhiều ảnh nude.
Nhiều người cho rằng những hình ảnh hở hang không phù hợp với những bộ ảnh để phản đối chiến tranh.
Bạn đánh giá bộ ảnh này mấy sao ? [ratings]